Adsense 728x90

Adsense 728x90

Adsense 970x90

Adsense 970x90

Xét nghiệm bệnh giang mai, các giai đoạn bệnh giang mai

4/6/18

Bệnh giang mai lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, lây từ mẹ sang con khi mang bầu hoặc trong khi sinh. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho mọi cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là giang mai bẩm sinh cho trẻ. Nhưng bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi, vì vậy việc phát hiện bệnh sớm qua các xét nghiệm giang mai là rất cần thiết.

Giai đoạn 1


Vết loét hạ cam trên ngón tay. Khác với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bệnh giang mai không chỉ giới hạn ở những bộ phận sinh dục, mà còn có thể lây truyền qua các tiếp xúc gần khác.

Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Khoảng 3-90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình 21 ngày), sẽ xuất hiện tổn thương da ở các điểm tiếp xúc. Vết loét xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng. Tổn thương này, được gọi là hạ cam, là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục kích thước 0.3 đến 3cm, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau. Các trieu chung benh giang mai trên có thể tự biến đi sau 3 đến 6 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.

Giai đoạn 2


Giai đoạn 2 xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1. Giai đoạn này có rất nhiều biểu hiện khác nhau, ví dụ như: nốt ban đối xứng, màu hồng như hoa đào (đào ban) không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân, hình ảnh đào ban màu đỏ hồng hoặc hồng tím như cánh hoa đào, ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy và tự mất đi. Thường khu trú hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên. Đào ban xuất hiện dần trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1 - 3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.

Hoặc bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc. Mảng sẩn, sẩn các loại, có nhiều kích thước khác nhau, như bằng hạt đỗ, đinh gim, hoặc sẩn hình liken, ranh giới rõ ràng màu đỏ như quả dâu, không liên kết với nhau, thường hay bong vảy và có viền da ở xung quanh sẩn, nếu các sẩn có liên kết với nhau sẽ tạo thành các mảng, hay sẩn mảng, các sản ở kẽ da do bị cọ sát nhiều có thể bị trợt ra, chảy nước, trong nước này có chứa rất nhiều xoắn khuẩn nên rất dễ lây khi tiếp xúc với những bệnh nhân này.Sẩn mủ ít gặp hơn đào ban và các loại sẩn trên, chủ yếu ở những người nghiện rượu, trông giống như viêm da mủ nông và sâu. Tại các khu vực ẩm ướt của cơ thể (thường là âm hộ hoặc bìu), phát ban trở nên bằng phẳng, rộng, màu trắng, hoặc các thương tổn giống như mụn cóc. Các triệu chứng khác thường gặp ở giai đoạn này bao gồm sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Một số trường hợp hiếm gặp có thể kèm theo viêm gan, thận, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng bồ đào, và viêm giác mạc kẽ. Các triệu chứng này thường tự biến mất sau 3-6 tuần.

Giai đoạn tiềm ẩn


Giang mai tiềm ẩn được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Giai đoạn này chia làm 2 loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 (sớm) và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 (muộn) Giang mai tiềm ẩn sớm có thể tái phát các triệu chứng bệnh, giang mai tiềm ẩn muộn không có triệu chứng và không lây bằng giang mai tiềm ẩn sớm.

Giai đoạn 3


Giang mai giai đoạn 3 có thể xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%). Những người bị bệnh giang mai giai đoạn này không lây bệnh.

Củ giang mai xuất hiện từ 1-46 năm sau khi nhiễm bệnh (trung bình 15 năm) , có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, mật độ chắc, ranh giới rõ ràng, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất chậm lành và ít lây hơn, sau khi khỏi thường để lại sẹo. Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị giang mai sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân.

Giang mai thần kinh là bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương. Nó có thể xảy ra sớm: không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng bằng viêm màng não, hay sự phân ly giữa biến đổi dịch não tủy đã rõ rệt và triệu chứng lâm sàng còn thô xơ. Hoặc xảy ra muộn: gây ra tổn thương ngoài viêm màng não, mạch máu não, còn tổn thương não khu trú hoặc tổn thương thoái hóa ở não. Giang mai thần kinh thường xảy ra 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh.

Bệnh có thể gây suy nhược trầm cảm, rối loạn ý thức từng thời kỳ, động kinh, đột quỵ hay gây ra ảo giác đối với người bệnh.

Gang mai tim mạch thường xảy ra 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh. Các biến chứng thường gặp nhất là phình mạch.

Các xét nghiệm chẩn đoán giang mai


Xét nghiệm bệnh giang mai khi có biểu hiện là xét nghiệm phản ứng RPR và TPHA.
Xét nghiệm RPR có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh giang mai, RPR được áp dụng với những người có các triệu chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu kết quả RPR là âm tính (-) thì không bị giang mai, trường hợp RPR cho kết quả dương tính (+) thì có thể đã bị giang mai. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể cũng tạo ra các kháng thể đặc biệt phản ứng với vi khuẩn giang mai, bởi vậy, xét nghiệm RPR không phải lúc nào cũng chính xác. Ở những người mắc giang mai giai đoạn đầu hoặc giai đoạn giang mai kín có thể cho kết quả RPR(-). Xét nghiệm RPR này tương tự xét nghiệm VDRL

Xét nghiệm TPHA dùng để xác định có nhiễm bệnh Giang Mai hay không sau khi có kết quả RPR(+). Nếu TPHA (+) thì khả năng bị giang mai là rất cao. Nếu không có hành vi nguy cơ nào (quan hệ tình dục dùng bao cao su, chưa quan hệ) nhưng xét nghiệm TPHA (+), thì nên làm thêm xét nghiệm Fluorescent Treponemal Antibody - Absorption (FTA-ABS) để sàng lọc, phân biệt bệnh giang mai với các nhiễm trùng khác.

Xét nghiệm RPR cũng được dùng để theo dõi trong quá trình điều trị giang mai. Lượng kháng thể trong xét nghiệm RPR sẽ giảm xuống khi việc điều trị có được hiệu quả tốt. Nếu lượng kháng thể gia tăng hay không giảm xuống thì có nghĩa là việc điều trị không mang lại hiệu quả hoặc nhiễm trùng dai dẳng.

Ở các trường hợp giang mai thần kinh, cần phải làm xét nghiệm kháng thể xoắn khuẩn giang mai trong dịch não tủy (RPR dịch não tủy).

Có những trường hợp kết quả xét nghiệm là giả dương tính. Trong một vài trường hợp bệnh do miễn dịch, ung thư, hay do tuổi tác, có thể biểu hiện kết quả xét nghiệm là giả dương tính. Hoặc trường hợp do trạng thái sinh lý, hoặc thai phụ... Trường hợp này nên được chẩn đoán thận trọng, tham khảo thêm tư vấn bác sỹ.

- Người bệnh phải theo dõi động thái diễn biến bệnh. Trong thời gian mang thai. Mỗi tháng làm xét nghiệm một lần. Nếu 2 lần xét nghiệm ban đầu là dương tính, 2 tháng sau xét nghiệm đổi thành nghi dương tính, kiểm tra xét nghiệm lần cuối là âm tính thì có thể kết luận là âm tính.

- Đối với đứa trẻ sinh ra từ mẹ mắc bệnh giang mai: Nếu kháng thể trẻ sơ sinh truyền từ người mẹ , nhưng không phải lây nhiễm, thì kết quả RPR trong cơ thể đứa bé là dương tính cũng chưa chắc có thể chẩn đoán đứa bé nhiễm virus giang mai. Nếu trường hợp trẻ có chỉ số RPR cao hơn mẹ, thậm chí cao hơn 4 lần, có thể chẩn đoán trẻ nhiễm virus Giang mai, lúc này có chỉ định điều trị.

Có thể bạn quan tâm: khám bệnh giang mai ở đâu
Share

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2017 Tư vấn sức khỏe, bệnh khó nói